$|P0+Ké@+Mon*%FC
Chào mừng bạn đến với Poke-boom
Hiện tại bạn chưa đăng nhập
Bạn nên đăng nhập hoặc đăng kí
nếu muốn tham gia với tư cách khách viếng thăm thì bạn click vào do not display again
$|P0+Ké@+Mon*%FC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
$|P0+Ké@+Mon*%FC


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  PokeclubPokeclub  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
ashketchum (257)
Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp I_vote_lcapHà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp I_voting_barHà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp I_vote_rcap 
tuquynh (1)
Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp I_vote_lcapHà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp I_voting_barHà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp I_vote_rcap 

Share | 
 

 Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
123456
Khách viếng thăm



Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp _
Bài gửiTiêu đề: Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp   Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp EmptyFri Apr 30, 2010 4:47 pm

Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội đã đến mức báo động đỏ ở cả khu vực nội thành và ngoại thành, với trên 150 xí nghiệp, nhà máy có thể xem la "địa chỉ đen" về gây ô nhiễm. Đây là một trong những tin bài về môi trường đáng chú ý trên các báo xuất bản ngày 19/8.

n Rừng hay tiền?

Thế là số phận gần 3.000ha rừng tràm U Minh Hạ tạm thời được “treo” đấy, khi Chính phủ yêu cầu tạm ngưng Dự án Keo lai. Tại cuộc họp báo ngày 17/8, phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Việt - người đã ký công văn chấp thuận Dự án trồng keo lai - đã thừa nhận có thiếu sót và tới đây sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học về dự án gây nhiều bức xúc cho dư luận này.

Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau cũng đã có kế hoạch điều chỉnh tới 25.000ha rừng tràm để trồng keo lai, tức chiếm gần 50% diện tích rừng tràm U Minh Hạ!

Ông Nguyễn Quốc Việt cho là “nhằm nâng cao thu nhập cho người dân nghèo gắn bó với rừng”. Các nhà khoa học am hiểu về rừng cũng đồng tình với quan điểm này. Song theo họ, không thể để cái lợi trước mắt che lấp tầm nhìn về những thiệt hại, thậm chí là hiểm họa khi triển khai dự án.

“Đau lắm, tiếc lắm! Sau vụ cháy rừng năm 2002 đã phải bỏ ra bao công sức, tiền của khôi phục rừng tràm và hiện rừng đang xanh tốt lại chặt đi. Chưa hết, hiệu quả của trồng keo lai hiện nay có thể hơn tràm nhưng nếu chỉ thuần túy nhìn ở góc độ kinh tế thì phá tràm... nuôi tôm sú hiệu quả có lẽ còn cao hơn keo lai!” - nhiều người dân tại khu vực này bức xúc.

Các nhà khoa học đã nhiều lần khuyến cáo không nên đưa cây keo lai vào trồng đại trà trên đất rừng tràm U Minh Hạ, bởi chưa có cơ sở khoa học để khẳng định cây keo lai có giữ được hệ sinh thái rừng tràm đa dạng như bây giờ. Đặc biệt, rừng U Minh rất đa dạng về sinh học nên lại càng không thể tự tiện “thích làm gì thì làm” mà phải xem xét thấu đáo dưới nhiều góc độ trước khi cho đào bới lung tung!

Trả lời phỏng vấn của báo chí, GS TS Nguyễn Ngọc Trân - phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội nói: “Lượng mưa ở rừng U Minh ngày càng giảm. Nếu làm trên một diện tích rộng lớn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái của vùng. Nếu thay cây tràm bằng cây keo lai chỉ thuần vì lợi ích kinh tế thì không đúng chút nào!”.

Sau khi công luận lên tiếng về những bất ổn và khả năng tác động xấu đến môi trường đối với Dự án trồng keo lai, bây giờ các cơ quan chức năng bắt đầu đổ lỗi cho nhau. “Ông trên” phê bình “ông dưới” còn thiếu trách nhiệm, ngược lại “ông dưới” đổ lỗi cho “ông trên” là chưa nhận Dự án, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã cho triển khai là rất nguy hiểm, bất hợp lý...

Thế nhưng, một số ý kiến cho rằng mọi sự quy trách nhiệm sẽ là quá muộn nếu tiếp tục “bức tử” rừng tràm. Càng giật mình hơn khi mới đây Ban Quản lý Rừng phòng hộ Phú Quốc lại đề nghị cho “bức tử” đến 5.000ha rừng phòng hộ quốc gia Phú Quốc. Số phận của cả rừng U Minh Hạ, Phú Quốc rồi sẽ ra sao với cách hành xử như hiện nay? (Theo Tuổi Trẻ)

n Hơn 150 xí nghiệp, nhà máy có tiềm năng... gây ô nhiễm môi trường


Nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội đã đến mức báo động đỏ ở cả khu vực nội thành và ngoại thành. Đó là kết quả mới nhất mà UBND TP. Hà Nội vừa nhận được. Với hiện trạng môi trường như hiện nay, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của thủ đô buộc phải có định hướng rõ ràng và khả thi để cải thiện môi trường trong thời gian tới.

Nồng độ bụi lơ lửng vượt mức tiêu chuẩn từ 2,5- 4,5 lần

Môi trường không khí ở Hà Nội chịu tác động chủ yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải, xây dựng và sinh hoạt cộng đồng. Trong đó, nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay, Hà Nội có hơn 150 xí nghiệp, nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường không khí.

Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cho thấy nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết khu vực này đều có xu hướng tăng dần và vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5-4,5 lần. Nơi có nồng độ bụi tăng mạnh nhất là ở khu vực Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động. Khu vực nội thành có chất lượng môi trường không khí với biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở khu vực tập trung đông dân cư. Nồng độ SO2 và NO2 dù ở dưới mức giới hạn cho phép song có biểu hiện tăng dần, đáng lưu ý là nồng độ khí CO (thành phần chủ yếu trong khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới). Nguyên nhân chủ yếu: Do hoạt động xây dựng và hoạt động giao thông đô thị tăng mạnh với hơn 130.000 ô-tô các loại và gần 1,3 triệu xe máy tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố.

Chất bẩn trong nước thải cao, nguồn nước sạch có biểu hiện suy thoái

Tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực nội thành Hà Nội khoảng 500.000m3/ngày đêm, trong đó có khoảng 100.000m3/ngày đêm là nước thải của cơ sở công nghiệp, dịch vụ và bệnh viện. Lượng nước thải này thoát qua hệ thống cống và bốn sông tiêu chính của thành phố là sông Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu. Nước thải sinh hoạt phần lớn qua xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi xả vào tuyến cống chung hoặc kênh mương ao, hồ. Tuy nhiên, các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy cách nên hàm lượng các chất bẩn trong nước thải cao, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước trong các kênh, mương, ao hồ mà phần lớn là nhiễm bẩn hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Đây cũng là yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Hiện trạng nước ngầm được khai thác theo hai quy mô chính: Khai thác tập trung, quy mô lớn do Công ty Kinh doanh Nước sạch Hà Nội đảm nhiệm với chín nhà máy gồm 120 giếng khai thác và một số trạm khai thác lẻ tổng công suất từ 400.000-450.000m3/ngày đêm. Khai thác quy mô nhỏ phân tán do các nhà máy xí nghiệp và các hộ dân tự khoan và quản lý khai thác. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 290 giếng khoan của cơ quan, xí nghiệp và khoảng 100.000 lỗ khoan nhỏ của hộ dân khai thác thường xuyên.

Nước dưới đất trên phạm vi Hà Nội là nước sạch, nhưng do khai thác và sử dụng thiếu quản lý nên một số nơi đã có biểu hiện suy thoái về chất lượng. Nồng độ các hợp chất ni-tơ, sắt, NH4 trong nước của một số giếng khai thác thuộc nhà máy nước Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình có xu hướng tăng theo thời gian. Cả hai tầng chứa nước đều có hàm lượng sắt và măng-gan khá cao và vượt giới hạn cho phép như khu vực Thanh Trì, Gia Lâm. Sự xâm nhập các chất bẩn do nước thải, chất thải và phân bón chủ yếu mới xảy ra đối với tầng chứa nước thứ nhất (tầng trên) mạnh nhất ở khu vực nam thành phố (huyện Thanh Trì).

Lạm dụng thuốc BVTV, môi trường nông thôn ô nhiễm

Hàng năm, năm huyện ngoại thành sử dụng trung bình 30.000 tấn phân tươi để bón rau đã làm mất vệ sinh và gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm tầng trên ở các khu vực ngoại thành. Ngoài ra, hiện tượng lạm dụng bảo vệ thực vật (BVTV) ở những vùng chuyên canh cây trồng gây hậu quả nghiêm trọng: Phá vỡ sự cân bằng môi trường và hệ sinh thái, tồn đọng một lượng lớn dư lượng thuốc BVTV trong đất, gây ảnh hưởng lâu dài và khó khắc phục. Một số làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, bún Phú Đô, chế biến phế thải tại Triều Khúc... đang thách thức ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tại cuộc họp báo cáo về tổng quan hiện trạng môi trường Hà Nội và một số nhiệm vụ trọng tâm, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo công tác sắp tới để quản lý và cải thiện môi trường của thủ đô: Bước đầu sẽ hình thành và hoàn thiện mạng lưới quản lý tài nguyên môi trường nhà đất ở các cấp chính quyền cơ sở. Các cơ quan chức năng tăng cường hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, quan trắc môi trường để có giải pháp kịp thời và hiệu quả nhằm ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ô nhiễm trong quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá. (Theo Lao Động)
Về Đầu Trang Go down

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách****************
Copy đường link dướiđây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp-[color=red]http://www.vatlieubk.co.cc[/color]/t187-topic Xin lỗi đã Spam , gửi cho bạn bè tin này dùm mình nha ( an tâm là không có virus đâu )
 

Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Follow me at TwitterMaxF Movies FeedburnerRss  Add to Digg Add to Technorati Add to Delicious Add to Reddit Add to Yahoo Add to Google Add to Facebook Add to Twitter Add to FriendfeedAdd to Stumbleupon Add to Blinklist Add to Live Add to Slashdot Buzz Up  
Hà Nội: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ 150 xí nghiệp Collapse_theadQuyền hành của bạn
Bạn không có quyền trả lời bài viết
BB code đang Mở
Hình vui đang Mở
HTML đang mở
$|P0+Ké@+Mon*%FC :: học văn nào-
Đăng Nhập NhanhThanks for viewing A2Pro ^_^!
.:Đăng kí:.  |  .: Quên mật khẩu :.